Hệ thống âm thanh trên ô tô bắt đầu xuất hiện vào năm 1930 và được phát triển cho tới tận bậy giờ. Mở đầu là mẫu radio được gắn trong xe hơi Motorola 5T71. Sau hơn 80 năm phát triển, dàn âm thanh xe ô tô hiện nay đã trở thành một hệ thống vô cùng hiện đại và phức tạp. Đa số các hệ thống âm thanh xe ô tô ngày nay đều được hỗ trợ Radio, CD, iPod, USB, ổ cứng, thẻ nhớ hay các hình thức kết nối không dây. Cùng Hoàng Gia Audio tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:
Hệ Thống Am Thanh Trên Ô Tô Đời Mới
Những năm vừa qua, các hãng sản xuất xe ô tô cũng rất chú trọng vào chất lượng âm thanh của xe. Nhiều hãng đã bắt đầu trang bị các thiết bị âm thanh cao cấp để giúp người dùng có thể tận hưởng một không gian thoải mái nhất, qua đó thu hút lượng khách hàng tới hãng xe của mình.
Trong đó, ba thành phần chính luôn được các hãng xe hơi quan tâm đầu tiên, cũng chính là ba điều mà khách hàng lưu ý nhất khi nhắc tới hệ thống âm thanh xe ô tô đó là: bộ đầu phát, amplifier và loa.
Đầu phát (Head Unit)
Nếu như một hệ thống âm thanh tại nhà, sử dụng nhiều bộ phận riêng cho từng công dụng khác nhau như bộ thu sóng radio, pre-amplifier, amplifier, đầu CD… và kết nối chúng qua cable, thì đầu phát của một hệ thống âm thanh trong xe thường kết nối tất cả trong một (all in one).
Bởi vì, không gian trong xe khá hạn chế và chúng ta không thể “trưng bày” quá nhiều thứ. Đầu phát của hệ thống âm thanh trong xe cũng trực tiếp kiểm soát mức âm lượng và khả năng chuyển đổi giữa các nguồn phát đang sử dụng.
Tính năng thu sóng radio của đầu phát gồm cả sóng AM và FM thông thường, lẫn các dịch vụ radio qua vệ tinh như XM hay Sirius. Thời gian này, công nghệ HD Radio cũng đã được áp dụng để mang tới chất lượng âm thanh tốt hơn cho sóng AM/FM, kèm theo đó là một số tính năng cần thiết khác (thêm kênh, truy cập và hiển thị thông tin…).
Ngoài ra, đầu phát của hệ thống âm thanh trong xe còn hỗ trợ kết nối với USB hay iPod để chơi các file nhạc được lưu trữ trong bộ nhớ, cũng như cho phép kết nối qua Bluetooth và phát nhạc từ smartphone.
Các tính năng khác của đầu phát trong hệ thống âm thanh xe hơi thường gồm khả năng chỉnh tone (bass/treble), xử lý các tín hiệu và tự động cân bằng âm lượng theo tiếng ồn… Nhiều hệ thống âm thanh xe hơi hi-end còn có cả subwoofer riêng biệt với bộ điều khiển.
Amplifier Của Hệ Thống Âm Thanh Trên Ô Tô
Bộ phận quan trọng kế tiếp đó chính là amplifier. Quá trình khuếch đại âm thanh sẽ phụ thuộc vào power amplifier và preamp bên trong đầu phát. Preamp sẽ nhận các tín hiệu từ các nguồn phát như đầu CD, radio…, và đưa tới power amplifier, qua đó giúp khuếch đại tín hiệu để chúng không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử khác trong xe. Công dụng của power amplifier là nhận tín hiệu tử preamp, khuếch đại và truyền tới loa để tạo ra âm thanh.
Hầu hết các đầu phát gắn trong xe đều được tích hợp power amplifier công suất thấp, để có thể kéo một số loa nhỏ. Đối với những hệ thống âm thanh xe hơi cao cấp với loa có công suất cao hay nhiều loa hơn, power amplifier thường có kích thước lớn và được gắn riêng để có thể tản nhiệt tốt hơn.
Loa Của Hệ Thống Âm Thanh Trên Ô Tô
Loa nhận tín hiệu điện đã được khuếch đại từ power amplifier và chuyển đổi chúng thành năng lượng cơ học để làm màng loa dao động, qua đó tạo ra âm thanh phát ra ngoài. Tai người có khả năng nghe trong khoảng 20 Hz ~ 20 kHz, nên dải âm của những chiếc loa thường cũng chỉ giới hạn trong mức này.
Những hệ thống âm thanh xe hơi cơ bản thường sử dụng loa toàn dải (full range), để đánh được hết các dải tần. Điều này khiến âm thanh của chúng chỉ ở mức vừa phải do không thể đánh tốt các dải cực cao hay cực trầm. Những hệ thống âm thanh trong các xe hơi cao cấp thì được tích hợp thêm các củ loa bass, mid và tweeter riêng biệt, cho phép chúng thể hiện các dải tần chi tiết hơn rất nhiều.
Nhiều hệ thống âm thanh xe hơi cũng sử dụng kiểu thiết kế loa 2 hướng (2 way), gồm 2 củ loa kích thước khác nhau được lắp đặt trong cùng một thân loa. Lấy ví dụ ở một chiếc loa đồng trục sẽ có một tweeter được đặt đồng trục trực tiếp phía trên woofer, tạo ra một chiếc loa full-range với 2 củ loa riêng biệt.
Những hệ thống âm thanh trong xe ô tô cao cấp có thể được trang bị nhiều subwoofer được phối với củ lod mid-bass, mid-range và tweeter trái/phải. Các dàn âm thanh hi-end còn được tích hợp thêm một củ loa mid-range hay tweeter đặt ở chính giữa dashboard để làm kênh center, từ đó giúp âm trường trở nên rộng hơn.
Những Hỗ Trợ Khác Của Hệ Thống Âm Thanh Trên Ô Tô.
1. Tuner
Tuner là bộ chỉnh tần số để có thể thu sóng radio AM/FM. Hiện nay, công nghệ HD Radio đã được áp dụng nhằm cung cấp các dịch vụ radio qua vệ tinh, giúp đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với trước kia.
Công nghệ HD Radio là một hình thức tiên tiến hơn, cho phép phát cùng lúc nhiều tần số radio trên các channel phụ (sub-frequency), chỉ dành riêng cho các bộ tuner có hỗ trợ HD Radio. Ở thời điểm hiện tại, đa số các bộ thu ra dio trên xe ô tô đời mới đều đã hỗ trợ công nghệ HD Radio, cho dù rất ít người quan tâm tới sự hiện hữu có nó.
Radio tuner sẽ luôn cần tới an-ten thu sóng. Trước đây, chúng ta thường thấy kiểu an-tan dạng kim loại. Nhưng hiện tại nó đã được thiết kế mới với nhiều kiểu dáng vô cùng bắt mắt mà không chiếm quá nhiều diện tích. An-ten của tuner trong dàn âm thanh xe hơi thường được đặt dưới kính chắn gió, hoặc kính sau để cải thiện tính thẩm mỹ nội thất xe ô tô.
2. Các nguồn phát âm thanh được hỗ trợ
Đầu phát trung tâm của hệ thống âm thanh xe hơi có thể được tích hợp nhiều ôt phát đa dạng như hộc bang cassette, ổ USB để chơi MP3, ổ CD (hay DVD – thường sẽ được trang bị thêm màn hình mini để xem phim), WAV, FLAC, hoặc cá biệt có cả ô cứng gắn trong với dụng lượng có thể tùy ý nâng cấp.
Đa số hệ thống âm thanh hiện đại, còn hỗ trợ cắm máy nghe nhạc cầm tay (như iPod) vào dàn âm thanh và điều khiển trực tiếp từ đầu phát. Kết nối với các loại máy này thường là dây cắm AUX từ jack tai nghe của máy nghe nhạc, sử dụng máy nghe nhạc để thao tác chuyển bài hay chọn bài, còn đầu phát trung tâm sẽ điều khiển âm lượng. Cắm dây kiểu này cũng không làm hao thêm pin của máy nghe nhạc cầm tay.
Tiện hơn nữa, bạn có thể cắm trực tiếp USB đã lưu trữ nhạc vào đầu phát trung tâm để nghe trực tiếp. Máy nghe nhạc cũng có thể cắm vào đầu phát trung tam qua dây sạc, cho phép bạn vừ phát nhạc vừa sạc pin.
Ngoài ra, một số đầu phát trung tâm còn hỗ trợ cả khe cắm thẻ nhớ SD. Cuối cùng là giao thức kết nối không dây Bluetooth để bạn có thể vừa nghe nhạc vừa có thể trò truyện với chiếc smartphone. Giao thức kết nối này có khuyết điểm là chỉ hỗ trợ các thao tác điều khiển đơn giản và đầu phát trung tâm cũng không thể hiển thị thông tin của bài hát.
Ngoài ra, nếu chiếc xe ô tô của bạn hỗ trợ kết nối với Apple Car Play thì càng tiện lợi. CarPlay là tên gọi của IOS in the car chúng ta thường nghe trước đây. Để kích hoạt được CarPlay, người dùng sẽ nhấn vào một nút trên vô lăng và điều khiển chúng bằng giọng nói hoặc thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng. Màn hình trên xe ô tô sẽ đóng vai trò mở rộng cho iPhone/iPad, thông qua cổng Lightning và cho phép người dùng điều khiển ngay trên đó.
Tương tự những giao diện của xe ô tô khác, CarPlay hỗ trợ điều khiển trên màn hình cảm ứng, nhưng được bổ sung thêm tính năng dẫn đường bằng giọng nói thông qua Siri. Ngoài ra, do sử dụng Siri mà CarPlay sẽ hỗ trợ tất cả các tính năng của cô trợ lý ảo này, cho phép người dùng truy cập danh bạm voicemail, notification hay nghe nhac…, mà không cần chạm tay vào bất kỳ đâu. Hơn thế nữa, Apple cũng đã mở rộng cho phép các ứng dụng bên thứ 3 như Spotify hay iHeartRadio hoạt động ngay khi CarPlay ra mắt.
Các tính năng quan trọng khác
Đầu phát trung tâm sở hữu thêm tính năng chỉnh tone bass/treble và hỗ trợ chỉnh EQ. Một số hệ thống âm thanh xe hơi cao cấp còn có thêm công nghệ xử lý tín hiệu DSP để tùy biến âm thanh chi tiết hơn, chống lại tiếng ồn phát ra từ động cơ xe hay môi trường xung quanh.
Các tính năng thông dụng khác gồm điều khiển âm lượng (có thể được đặt trên tay lái), qua bài, chọn đài radio, chuyển đổi giữa các nguồn phát. Ở một số hệ thống âm thanh xe hơi đắt tiền, người lái còn có thể điều khiển bằng giọng nói (tuy nhiên tính năng này chưa đại trà hiện nay).